Việt Nam và Đông Nam Á - Thị trường tiềm năng nhưng khó nhằn của Alibaba
Lần này, Jack Ma đến Việt Nam với một tư cách khác: là chủ sở hữu 83% cổ phần cổ phần của Lazada sau khi chi ra 2 tỷ USD thông qua tập đoàn Alibaba để nắm quyền kiểm soát Lazada. Đây là sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á đang hoạt động hiệu quả tại 6 thị trường chủ chốt là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Đây được cho là một bước khi khôn ngoan của Alibaba khi đầu tư vào Lazada bởi đây chính là nền tảng chủ chốt chiếm tới 1/3 thị phần thương mại điện tử của Việt Nam.
"Thị trường Đông Nam Á có tiềm năng rất lớn, và không giống như các đối thủ – chỉ tập trung vào ngắn hạn, chúng tôi tham gia vào cuộc chơi dài hạn", một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Alibaba phát biểu như vậy sau những nỗ lực đổ tiền vào Lazada ở một số quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, Alibaba đặt mục tiêu dài hạn là nâng tổng giá trị hàng hóa của Lazada lên gấp 5 lần, nâng tổng số giao dịch trên các nền tảng của Lazada lên mốc 100 tỷ USD. Bên cạnh đó, tập đoàn này còn kỳ vọng Lazada có thể nâng công suất phục vụ lên hơn 300 triệu người dùng.
Trong suốt năm 2021, ban lãnh đạo của Lazada tại Singapore đã tăng tổng lượng hàng hóa (GMV) lên khoảng 21 tỷ USD. Công ty cũng mở rộng số lượng người dùng tích cực gấp 1,8 lần, tương đương 130 triệu người từ tháng 3/2020-9/2021.
Đây cũng là chiến lược mà Lazada tập trung thực hiện nhằm đối phó với sự cạnh tranh không khoan nhượng của một số đối thủ khó chịu như Shopee, Grab hay Goto đang không ngừng tìm cách gây ảnh hưởng tại thị trường thương mại trực tuyến của Đông Nam Á.