14 trang thương mại điện tử Trung Quốc thu hút triệu dân buôn

Đăng lúc 5/14/2024 10:41:55 AM

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử có tốc độ phát triển vô cùng chóng mặt tại đất nước tỷ dân. Hàng hóa được bày bán trên các trang thương mại điện tử vô cùng đa dạng và chất lượng, đáp ứng được nhiều nhu cầu mua sắm khác nhau của người dùng. Dưới đây là danh sách tổng hợp các trang thương mại điện tử Trung Quốc nổi tiếng, cùng tham khảo nhé!

14 trang thương mại điện tử Trung Quốc thu hút triệu dân buôn

1. 11 nền tảng chuyên thương mại điện tử Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực buôn bán hàng hóa trực tuyến. Dưới đây là các trang web thương mại điện tử Trung Quốc:

1.1. Taobao

Được thành lập năm 2003, Taobao nhanh chóng phát triển và vươn lên trở thành một trong những trang thương mại điện tử Trung Quốc được nhiều người biết đến. Không chỉ “phủ sóng” tại Trung Quốc đại lục, độ nổi tiếng của trang thương mại điện tử này còn lan rộng sang các khu vực lận cận khác như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, thậm chí là các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Taobao không chỉ là địa chỉ tìm đến của những người mua sắm trực tuyến mà còn là nơi tập hợp của nhiều nhà cung cấp uy tín và chất lượng. Nhờ đó, Taobao nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc đối với nhiều người. Có thể nói, hầu hết các sản phẩm thiết yếu mà bạn muốn mua đều có thể tìm thấy trên đây bởi có hàng ngàn, hàng triệu sản phẩm được bày bán trên Taobao.

Tuy nhiên, phần lớn đơn hàng Taobao chỉ được chuyển về địa chỉ nhận hàng ở Trung Quốc, người Việt nếu muốn order đơn hàng sẽ phải nhờ người thân hay các đơn vị vận chuyển hàng Taobao vận chuyển về nước.

Taobao là một trong những sàn thương mại điện tử được nhiều người biết đến

1.2. JD

DJ hay Jingdong là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc ra đời năm 1998. Đầu tiên, hãng này kinh doanh về thiết bị máy tính, sau đó phát triển dần sang CD, DVD, thiết bị điện tử và nhiều loại hàng hóa khác. Hiện tại, người dùng có thể mua sắm trực tuyến nhiều mặt hàng khác nhau tại JD bao gồm đồ điện tử, quần áo, thực phẩm và mỹ phẩm. 

Thương hiệu này tạo lòng tin cho người dùng nhờ tạo ra hệ thống mua sắm hiệu quả, trong đó có hệ thống kho hoàn toàn tự động. Bên cạnh đó, JD cũng tập trung phát triển vào trí tuệ nhân tạo trong hệ thống kinh doanh. Nhờ đó, JD nhanh chóng trở thành nền tảng bán lẻ đáng tin cậy cho khách hàng Trung Quốc và cả thế giới.

JD là một trong nền tảng bán lẻ đáng tin cậy cho khách hàng Trung Quốc và cả thế giới

1.3. 1688

Được thành lập năm 2010, 1688 nhanh chóng chiếm được lòng tin của người dùng và sở hữu lượng truy cập hàng tháng vô cùng cao. Thương hiệu này là sàn thương mại điện tử B2B thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Nếu như Alibaba tập trung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nước ngoài thì 1688 lại nhắm đến khách hàng nội địa Trung Quốc. 

Hầu hết người bán hàng trên 1688 là các nhà sản xuất có số lượng hàng hóa lớn. Thông thường, các hoạt động mua bán diễn ra trên 1688 sẽ là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Nền tảng này cho phép người dùng đàm phán giá bán với nhà cung cấp cùng nhiều hình thức thanh toán khác nhau.

Bên cạnh đó, thay vì đến tận Trung Quốc nhập hàng, khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm trên sàn thương mại điện tử này, đặt hàng và sau đó chuyển về nước. 

1688 là sàn thương mại điện tử được nhiều người quan tâm và sở hữu lượng truy cập hàng tháng vô cùng cao

1.4. AliExpress

AliExpress được thành lập năm 2010, thuộc tập đoàn Alibaba. Đây là trang thương mại điện tử có độ “phủ sóng” không chỉ trong phạm vi nội địa Trung Quốc mà còn được biết đến rộng rãi ở nhiều quốc gia khác. AliExpress cung cấp đa dạng các mặt hàng với khoảng hơn 10.000 sản phẩm, do đó thu hút được sự quan tâm và đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của nhiều người. 

Các sản phẩm xuất hiện trên trang thương mại điện tử này có chất lượng tương đối tốt mặc dù giá thành cực kỳ rẻ do nguồn hàng đến trực tiếp từ nhà sản xuất. Thậm chí, một số sản phẩm được bày bán tại đây còn rẻ hơn rất nhiều khi mua hàng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu muốn mua hàng trên AliExpress, người Việt Nam sẽ không thể đặt hàng trực tiếp tại sàn thương mại điện tử này mà cần qua hệ thống mua hàng trung gian.

Các sản phẩm xuất hiện trên trang thương mại điện tử Aliexpress có chất lượng tốt nhưng giá thành cực kỳ rẻ

1.5. Tmall

Tmall thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, được thành lập năm 2008, phụ thuộc nhiều vào Taobao, đến năm năm 2011 thì Tmall chính thức tách ra hoạt động độc lập như một trang thương mại điện tử. Hiện nay, Tmall là một trong những sàn thương mại điện tử được nhiều người Trung Quốc biết đến. 

Tương tự Taobao, Tmall mang đến nhiều loại hàng hóa, trong đó, tập trung vào các mặt hàng sang trọng và cao cấp. Vì thế, Tmall nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt những khách hàng thích sử dụng hàng chất lượng cao. Bên cạnh đó, Tmall cũng có nhiều dịch vụ giúp các nhà cung cấp nâng cao độ nhận diện như: quảng cáo, cá nhân hóa, tương tác trực tiếp…

Điểm khác biệt lớn của Tmall là khá nghiêm ngặt đối với vấn đề hàng giả. Tmall yêu cầu nhà cung cấp phải đặt cọc với chi phí khá cao, trong đó, nhà cung cấp nào có xếp hạng cao về độ tin cậy sẽ được hoàn lại một phần chi phí.

Tmall là sàn thương mại điện tử chuyên cung cấp đa dạng các mặt hàng chất lượng cao

1.6. Pinduoduo

Pinduoduo ra đời năm 2015, là một trong những “chiến binh” tương đối mới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy khá “non trẻ” nhưng Pinduoduo có chiến lực kinh doanh khá độc đáo và nhanh chóng trở thành công ty có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới, bắt kịp các đối thủ lớn là JD và Alibaba trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. 

Đặc biệt, Pinduoduo khá thành công trong việc cải tiến hệ thống thương mại điện tử khi phát triển hình thức mua hàng theo nhóm để tận dụng nhiều ưu đãi, các chương trình khuyến mại cho phép khách hàng có thể tương tác trực tiếp đến sản phẩm cũng như nhà sản xuất. Thậm chí, một số sản phẩm được bán trên Pinduoduo có mức giá ưu đãi “đáng mơ ước” với mức giảm giá có thể lên tới 90%.

Pinduoduo là một trong những “chiến binh” mới trong lĩnh vực thương mại điện tử nhưng nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng

1.7. VIP

Vip ra đời năm 2008 (trước đó được biết với tên là Vipshop), công ty này không chỉ phát triển ở Trung Quốc mà còn “lấn sân” sang các nước Đông Nam Á lân cận. Vip là nơi chuyên cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, bao gồm các mặt hàng thời trang, hàng gia dụng và đồ điện tử. Vip tiếp cận gần hơn với người dùng trẻ nhờ phân phối các sản phẩm hàng hiệu giảm giá như: quần áo, phụ kiện, giày dép… 

Mô hình kinh doanh của Vip dựa trên doanh số “bán hàng chớp nhoáng”. Có nghĩa hoạt động bày bán các sản phẩm trên trang thương mại điện tử này chỉ được diễn ra trong thời gian giới hạn. Trong đó, mức giá chiết khấu cho các đơn vị hợp tác lên đến 20.000 thương hiệu. Cách làm của Vip khá hiệu quả vì thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng mở mỗi đợt mở bán chớp nhoáng như vậy.

Vip không chỉ phát triển ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng ở các nước Đông Nam Á

1.8. Dangdang

Dangdang được thành lập vào năm 1999, ban đầu chỉ là cửa hàng bán lẻ trực tuyến, sau này phát triển thành sàn thương mại điện tử nhờ nắm bắt được cơ hội và thị trường kinh doanh. Khá giống JD, Dangdang thành công khi tập trung cung cấp mặt hàng điện tử và kỹ thuật số, sau đó dần “lấn sân” sang kinh doanh các danh mục khác như: thời trang, thức ăn, đồ gia dụng… 

Dangdang lấy được lòng tin của người dùng nhờ sản phẩm đa dạng với mức giá cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc tốt. Nơi đây thường xuyên có các chương trình giảm giá, khuyến mãi… nhằm tạo ra mức giá cạnh tranh tốt trên thị trường.

Nhờ có bề dày trong kinh doanh, Dangdang được nhiều người tin tưởng, là một trong những địa chỉ đáng tin cậy và có lượng người theo dõi trung thành khá cao ở Trung Quốc. Tuy nhiên, để có thể order hàng trên Dangdang về Việt Nam, người dùng không thể đặt trực tiếp mà phải thông qua một số dịch vụ mua hộ.

Dangdang là sàn thương mại điện tử thành công khi tập trung cung cấp sản phẩm điện tử, kỹ thuật số và một số mặt hàng khác

1.9. Yihaodian

Yihaodian (có nghĩa là “cửa hàng số 1”) là một công ty thương mại điện tử có tiếng ở Trung Quốc, ra đời năm 2008. Lúc đầu, Yihaodian được biết đến như một cửa hàng tạp hóa trực tuyến, nhưng sau đó đã mở rộng kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác, trong đó phải kể đến như: thực phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm… 

Đối tượng khách hàng của Yihaodian là những người yêu thích sản phẩm cao cấp, do đó chất lượng sản phẩm luôn là điều được Yihaodian ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, nền tảng này còn tập trung phát triển tính xác thực của sản phẩm bằng việc áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quá trình kiểm tra và vận chuyển. Nhờ đó, Yihaodian có nhiều khách hàng trung thành và chiếm một vị thế không nhỏ trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.

Yihaodian là sàn thương mại mại điện tử hướng đến những người yêu thích sản phẩm cao cấp

1.10. Gome

Gome được thành lập năm 2009, là trang thương mại điện tử thuộc tập đoàn Guomei. Gome được biết đến là nhà bán lẻ chuyên cung cấp đồ gia dụng và điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc. Nơi đây có nhiều sản phẩm nội thất đa dạng, với nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Bên cạnh đó, Gome còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như: thời gian, trang sức, đồ dùng cho trẻ em….

Mặt dù được tin cậy tại thị trường Trung Quốc đại lục với khoảng hơn 100 triệu người dùng, Gome lại là một trong những nền tảng nội địa ít được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế. Do đó, nếu muốn order hàng trên Gome, người dùng sẽ phải nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ mua hàng hộ tại Trung Quốc.

Gome lại là một trong những sàn thương mại điện tử nội địa Trung ít được biết đến trên thị trường quốc tế

1.11. Amazon Trung Quốc

Amazon là trang thương mại điện tử được thành lập nhằm mục đích phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại nước Mỹ. Với sự phát triển lớn mạnh, Amazon đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc bắt đầu từ năm 2004 và chính thức có chi nhánh tại Trung Quốc. Tại đây, có hàng ngàn, hàng triệu mặt hàng được bày bán, người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ thứ gì mình muốn.

Tuy nhiên, sau 15 năm có mặt tại thị trường Trung Quốc đại lục, gã khổng lồ quốc tế Amazon đành phải tuyên bố rút khỏi thị trường tỷ dân này do sự hoạt động quá mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử nội địa. Tuy nhiên, Amazon vẫn duy trì sự hiện diện ở Trung Quốc ở một số lĩnh vực như: sách điện tử, dịch vụ hậu cần, lưu trữ đám mây… 

Sau 15 năm tồn tại ở Trung Quốc, Amazon đành bố rút khỏi thị trường tỷ dân này do sự hoạt động quá mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử nội địa

2. 3 nền tảng tích hợp thương mại điện tử của Trung Quốc

Một số nền tảng mạng xã hội Trung Quốc không chỉ sở hữu các chức năng thông thường của một mạng xã hội, mà còn có thể được tích hợp thêm sàn thương mại điện tử. Cùng tham khảo thông tin bên dưới để có cái nhìn cụ thể hơn bạn nhé!

2.1. Douyin

Douyin (hay còn gọi à Tik Tok Trung Quốc) là mạng xã hội chuyên chia sẻ các video ngắn, được ra đời và phát triển vào năm 2016. Đến năm 2018, Douyin đã tích hợp thêm nền tảng thương mại điện tử, cho phép nhà cung cấp thêm liên kết của bên thứ ba vào sản phẩm thông qua biểu tượng giỏ hàng dẫn thẳng đến các cửa hàng đó.

Nhờ các liên kết tính năng của mạng xã hội với trang mua sắm trực tuyến, Douyin nhanh chóng bắt kịp xu hướng và thu hút được nhiều đối tượng người dùng.

Bên cạnh đó, Douyin đã áp dụng thành công "Thương mại điện tử dựa trên sở thích", bằng phương pháp cho phép người dùng trải nghiệm mua sắm, đánh giá thông qua cách xem video, chia sẻ sản phẩm, đặt hàng và mua hàng trong ứng dụng. Đây là thể được xem là một trong những xu hướng quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử trong thời gian tới.

Douyin là sự kết hợp giữa tính năng của mạng xã hội với mua sắm trực tuyến

2.2. Tiểu Hồng Thụ (Xiao Hong Shu)

Tiểu Hồng Thụ (Xiaohongshu hay Little Red Book) là trang thương mại điện tử Trung Quốc, được được thành lập năm 2013. Ban đầu, nền tảng này được xây dựng và phát triển như một mạng xã hội để chia sẻ các mẹo du lịch, ẩm thực, lối sống… Dần dần nền tảng này được phát triển thành nền tảng thương mại điện tử cho các thương hiệu trong nước và quốc tế. 

Để tiếp cận đến người dùng, Xiaohongshu dựa trên nội dung được các nhà sáng tạo chia sẻ về sản phẩm, thương hiệu, phong cách sống. Nhờ sự đánh giá từ nhiều người sẽ góp phần tạo nên sự tin cậy cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, người dùng có thể chia sẻ đánh giá sản phẩm, trải nghiệm mua sắm… với bạn bè, những người theo dõi họ trong ứng dụng. Nhờ có nhiều tính năng tiện lợi, nền tảng này thu hút được người dùng trẻ ở Trung Quốc.

Tiểu Hồng Thụ là mạng xã hội để chia sẻ các mẹo du lịch, ẩm thực, lối sống kết hợp với thương mại điện tử

2.3. SMZDM 

SMZDM (có thể dịch là “What's Worth Buy” với nghĩa là “Mua gì đáng mua”) được ra đời năm 2011 dựa trên sự thành công của một số trang liên kết tiếp thị tại thị trường Mỹ. SMZDM chính là sự kết hợp giữa “thương mại điện tử” và “bách khoa toàn thư”. Nền tảng này tập trung xây dựng nội dung giống như cách Wikipedia, kèm theo đó là thực hiện các giao dịch mua sắm trực tuyến.

Các lĩnh vực mà nền tảng này hướng tới thường là điện tử, đồ gia dụng, thời trang, thể thao, du lịch… 

Tuy nhiên, SMZDM lại không phải là nơi để người bán có thể bán sản phẩm trực tiếp mà thông qua hình thức thu tiền hoa hồng từ các nhà bán lẻ khi có ai đó nhấp vào liên kết mua sản phẩm. Vì thế, SMZDM có thể đa dạng hàng hóa và đa dạng dịch vụ hơn so với các trang thương mại điện tử khác.

Người sử dụng SMZDM thường sẽ là người trẻ Trung Quốc, là sinh viên hoặc những người muốn có thêm chi phí trong các hoạt động khác.

SMZDM chính là sự kết hợp giữa “thương mại điện tử” và “bách khoa toàn thư”

 

Trên đây là các trang thương mại điện tử Trung Quốc đã để lại ấn tượng và chiếm một vị trí không nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh đầy màu mỡ này. Nếu muốn mua hàng từ các sàn thương mại điện tử Trung, bạn có thể đặt trực tiếp hoặc lựa chọn đơn vị vận chuyển hộ tùy theo hình thức đặt hàng và chuyển hàng của từng sàn thương mại điện tử. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!

Liên hệ